Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MÔN HỌC


1. Thông tin chung về học phần/môn học (HP/MH)
1.1. Tên HP/MH: Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945
1.2. Mã HP/MH: 810101
1.3. Số tín chỉ:   02 (2, 0)
1.4. Số tiết: 30 (30, 0)
1.5. Điều kiện để học HP/MH:
- Đòi hỏi HP/MH trước: 81054
- Đòi hỏi môn song hành: Không
1.6. Bộ môn phụ trách HP/MH: Lịch sử
2. Mục tiêu chung của HP/MH
- Trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản và hệ thống về lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 qua các giai đoạn: từ 1858 đến cuối TK XIX; từ đầu TK XX đến 1919; từ 1919 đến 1945.
- Rèn luyện cho sinh viên các kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, bước đầu biết phân tích, đánh giá và rút ra bài học lịch sử.
- Giúp sinh viên thấy được trách nhiệm của mình trong quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thấy được sự ra đời và lãnh đạo cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi của Đảng Cộng sản Việt Nam là một tất yếu lịch sử.
3. Mục tiêu cụ thể của HP/MH (Chuẩn đầu ra của HP/MH)
3.1. Về kiến thức:
Sinh viên phải nắm rõ các kiến thức cơ bản sau:
- Việt Nam trước cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1858 - 1884).
- Tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX; hoàn cảnh, điều kiện mới của phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX, trong đó tiêu biểu là phong trào Đông du, Duy tân, Đông Kinh Nghĩa thục và các khuynh hướng chính trị ở Việt Nam trước 1945.
- Phong trào cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản từ khi có Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện đến cách mạng tháng Tám thắng lợi qua các giai đoạn: 1930 – 1935, 1936 – 1939 và 1939 – 1945.
- Nắm rõ những nguyên nhân thất bại của các phong trào yêu nước trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và những nhân tố quyết định thành công của Đảng trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam đấu tranh giành độc lập.
3.2. Về kĩ năng:
- Rèn luyện cho sinh viên kĩ năng tự học, tự nghiên cứu, kỹ năng tổng hợp, phân tích và thuyết trình thông qua quá trình học tập và thảo luận.
- Xác định được kiến thức cơ bản của phần Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945 trong sách giáo khoa lịch sử lớp 8 và 9.
3.3. Về thái độ:
Giúp sinh viên nhận thấy được những nguyên nhân dẫn đến mất nước cuối thế kỉ XIX và tính tất yếu của con đường cách mạng vô sản. Vai trò của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, từ đó xác định trách nhiệm của mình đối với đất nước.
4. Tóm tắt nội dung HP/MH
Môn học cung cấp những kiến thức cơ bản của lịch sử dân tộc từ khi Pháp nổ súng xâm lược nước ta đến Cách mạng tháng Tám 1945, cụ thể gồm: Việt Nam trong cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp (1858 - 1884), tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam và các phong trào yêu nước cuối thế kỉ XIX, phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỉ XX, phong trào cách mạng Việt Nam theo khuynh hướng vô sản kể từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam xuất hiện đến Cách mạng tháng Tám thắng lợi (1930 - 1945).
5. Kế hoạch dạy học HP/MH
Nội dung chi tiết HP/MH
Số tiết
Hình thức tổ chức/ Phương pháp dạy - học và kiểm tra, đánh giá
CHƯƠNG 1. CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC TỪ 1858 ĐẾN 1884
12

1.1. Việt Nam đối diện với nguy cơ bị xâm lược của thực dân Pháp


1.1.1. Tình hình Việt Nam trước năm 1858

- Giảng viên khái quát tình hình Việt Nam trước 1858 (kinh tế, chính trị và xã hội).
1.1.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội và sự suy vong của chế độ phong kiến
1.1.1.2. Khủng hoảng chính trị và khởi nghĩa nông dân

1.1.2. Âm mưu xâm lược Việt Nam của tư bản Pháp

- Sinh viên thảo luận về hoạt động truyền giáo và nguyên nhân cấm đạo; bối cảnh, nội dung Hiệp ước 1787.
- Giảng viên giảng và phân tích sách bế quan tỏa cảng và cấm đạo của nhà Nguyễn.
1.1.2.1. Hoạt động của các giáo sĩ dọn đường xâm lược cho Pháp
1.1.2.2. Hiệp ước 1787 và mưu đồ xâm lược Việt Nam của Pháp
1.1.2.3. Chính sách bế quan tỏa cảng và cấm đạo Ki-tô của nhà Nguyễn

1.2. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam


1.2.1. Thực dân Pháp tấn công Đà Nẵng và Nam Kì (1858 - 1859)

- Sinh viên thuyết trình về sự kiện Pháp tấn công Đà Nẵng và Nam Kì.
1.2.2. Hòa ước Nhâm Tuất (1862) và cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Nam Kì

- Giảng viên giảng và làm rõ những sai lầm đầu tiên của nhà Nguyễn.
- Sinh viên tìm hiểu và đánh giá về các phong trào chống xâm lược của nhân dân ba tỉnh miền Đông.
1.2.2.1. Thái độ của triều đình Huế và hòa ước Nhâm Tuất (5/6/1862)
1.2.2.2. Phong trào chống xâm lược của nhân dân ba tỉnh miền Đông

1.2.3. Từ Hòa ước Nhâm Tuất đến việc thực dân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Sinh viên lập bảng đồ về những trung tâm kháng chiến lớn ở Nam Kỳ.
- Giảng viên giảng và phân tích sai lầm của nhà Nguyễn dẫn đến việc mất thêm 3 tỉnh miền Tây và tình hình nhà Nguyễn từ sau Hòa ước Nhâm Tuất đến 1873.
1.2.3.1. Triều đình Huế để mất thêm ba tỉnh miền Tây
1.2.3.2. Những trung tâm kháng chiến lớn ở Nam Kỳ
1.2.3.3. Tình hình nhà Nguyễn từ sau Hoà ước Nhâm Tuất đến trước khi Pháp xâm lược Bắc Kỳ

1.3. Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam chống thực dân Pháp mở rộng xâm lược ra Bắc Kì và Trung Kì (1873 - 1884)


1.3.1. Bắc Kỳ kháng Pháp lần thứ I

- Sinh viên tự nghiên cứu và thuyết trình mục 1.3.1.2.
- Giảng viên giảng mục 1.3.1.1 và 1.3.1.2, kết hợp phân tích âm mưu của Pháp và sai lầm của nhà Nguyễn.
1.3.1.1. Pháp âm mưu mở rộng xâm lược ra Bắc Kì
1.3.1.2. Phong trào chống Pháp ở Hà Nội và các tỉnh
1.3.1.3. Thái độ của triều đình Nhà Nguyễn - Hoà ước Giáp Tuất (1874)

1.3.2. Bắc Kỳ kháng Pháp lần thứ II

- Sinh viên tự nghiên cứu và thuyết trình mục 1.3.2.2.
- Giảng viên giảng mục 1.3.2.1 và 1.3.2.2, kết hợp phân tích sai lầm của nhà Nguyễn dẫn đến mất nước.
1.3.2.1. Thực dân Pháp đẩy mạnh xâm lược
1.3.2.2. Nhân dân Bắc Kỳ kháng Pháp lần thứ II
1.3.2.3. Pháp tấn công Thuận An, triều đình Huế đầu hàng, hoà ước Hác-măng (1883), hoà ước Pa-tơ-nốt (1884)

CHƯƠNG 2. PHONG TRÀO VŨ TRANG TIẾP TỤC CHỐNG PHÁP NHỮNG NĂM CUỐI THẾ KỶ XIX
5

2.1. Sự bùng nổ của phong trào

- Sinh viên nghiên cứu và thuyết trình mục 2.1.2.
- Giảng viên giảng về quá trình phân hóa của nội bộ của nhà Nguyễn và sau hòa ước Pa-tơ-nốt và vụ biến kinh thành Huế.
- Sinh viên thuyết trình về nguyên nhân, diễn biến, kết quả và ý nghĩa của Phong trào Cần Vương.
2.1.1. Thực dân Pháp thiết lập bộ máy thống trị
2.1.2. Phong trào chống xâm lược, chống đầu hàng của nhân dân và sĩ phu
2.1.3. Hoạt động của phe chủ chiến - Vụ biến kinh thành và chiếu Cần Vương

2.2. Phong trào Cần Vương

2.2.1. Diễn biến của các giai đoạn Cần Vương
2.2.2. Tính chất, đặc điểm và ý nghĩa của phong trào Cần Vương

2.3. Phong trào nông dân Yên Thế (1884 – 1913)

CHƯƠNG 3. VIỆT NAM TỪ SAU PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG ĐẾN KẾT THÚC CHIẾN TRANH THẾ GIỚI THỨ NHẤT (1897 – 1918)
8
Kiểm tra giữa học phần
3.1. Việt Nam dưới ách thống trị của thực dân Pháp và công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất

- Giảng viên giảng và phân tích về những chính sách cai trị và bóc lột của thực dân Pháp ở Việt Nam.
- Sinh viên thuyết trình về những tác động của các chính sách khai thác thuộc địa đối với xã hội Việt Nam.
3.1.1. Chính sách chia để trị của thực dân Pháp
3.1.2. Chính sách khai thác thuộc địa lần I của thực dân Pháp

3.2. Sự chuyển biến của xã hội Việt Nam

3.2.1. Sự phân hóa các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Việt Nam
3.2.2. Vai trò của giai cấp công nhân trong phong trào yêu nước Việt Nam

3.3. Trào lưu dân tộc chủ nghĩa và cuộc vận động GPDT đầu TK XX

- Sinh viên phân tích bối cảnh trong nước và thế giới tác động đến Việt Nam.
- Giảng viên giảng và phân tích những tác động của Trung Quốc, Nhật Bản đến các sĩ phu yêu nước Việt Nam.
3.3.1.Hoàn cảnh và điều kiện mới của cách mạng Việt Nam đầu thế kỷ XX

3.3.1.1. Tình hình trong nước: chính sách cai trị của Pháp, những chuyển biến kinh tế, xã hội

3.3.1.2. Hoàn cảnh quốc tế tác động đến Việt Nam

3.3.2. Phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ XX

- Sinh viên thuyết trình về sự chuyển biến tư tưởng của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Giảng viên giảng và phân tích những tiến bộ, hạn chế, sự khác biệt và thống nhất giữa tư tưởng yêu nước của các sĩ phu yêu nước đầu thế kỉ XX.
- Sinh viên tự học mục 3.3.2.4.
3.3.2.1. Phan Bội Châu và cuộc vận động cứu nước do ông phát động
3.3.2.2. Phan Chu Trinh và cuộc vận động cứu nước theo con đường cải cách
3.3.2.3. Phong trào Đông Kinh Nghĩa thục
3.3.2.4. Phong trào chống thuế ở Trung Kỳ và vụ đầu độc lính Pháp ở Hà Nội

3.4. Phong trào chống Pháp trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất

- Giảng viên giảng, kết hợp trao đổi, thảo luận với sinh viên về Phong trào chống Pháp trong những năm chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
3.4.1. Kinh tế, xã hội Việt Nam trong chiến tranh thế giới lần I
3.4.2. Phong trào đấu tranh yêu nước của nhân dân Việt Nam

CHƯƠNG 4. VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1919 – 1930
8

4.1. Phong trào dân tộc, dân chủ từ 1919 đến 1925


4.1.1. Bối cảnh thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
4.1.2. Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai và những chuyển biến của xã hội Việt Nam
4.1.3. Hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc và của người Việt Nam ở nước ngoài
4.1.4. Các hoạt động của giai cấp tư sản
4.1.5. Cao trào yêu nước và đòi tự do dân chủ ở trong nước
4.1.6. Phong trào công nhân

- Sinh viên thuyết trình về quá trình ra đi tìm đường cứu nước của Nguyễn Tất Thành (1911 - 1925).
- Giảng viên giảng và phân tích bối cảnh và hoạt động yêu nước của các lực lượng yêu nước khác nhau ở trong và ngoài nước.
4.2. Phong trào dân tộc, dân chủ từ 1925 đến 1930


4.2.1. Sự xuất hiện và hoạt động của Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân Việt cách mạng đảng
4.2.2. Việt Nam quốc dân đảng và Khởi nghĩa Yên Bái
4.2.3. Ba tổ chức cộng sản ra đời và việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

- Sinh viên thảo luận về Hội VNCMTN và Tân Việt CMĐ.
- Giảng viên giảng về quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam và sự ra đời của Đảng CSVN.
CHƯƠNG 5. VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1930 – 1945
12

5.1. Phong trào cách mạng 1930 - 1935

- Sinh viên thảo luận về tổ chức XVNT.
- Giảng viên giảng và phân tích về thắng lợi, tổn thất và bài học của Đảng trong phong trào XVNT.
5.1.1. Tình hình kinh tế, xã hội
5.1.2. Phong trào cách mạng 1930- 1931 với đỉnh cao là Xô viết Nghệ -Tĩnh
5.1.3. Quá trình phục hồi lực lượng cách mạng sau cuộc khủng bố trắng của đế quốc Pháp (1932 - 1935)

5.2. Phong trào dân chủ 1936 – 1939

- Sinh viên thảo luận về các hoạt động của phong trào dân chủ 1936 - 1939.
- Giảng viên giảng và phân tích về sáng tạo của Đảng và các tổ chức yêu nước khác trong việc tranh thủ thời cơ.
5.2.1. Tình hình thế giới, Việt Nam sau khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933
5.2.2. Phong trào đấu tranh đòi tự do, dân chủ những năm 1936 – 1939
5.2.3. Tính chất, đặc điểm, ý nghĩa và bài học kinh nghiệm

5.3. Phong trào giải phóng dân tộc và Tổng khởi nghĩa tháng Tám (1939 - 1945)

- Giảng viên giảng và phân tích về những điều chỉnh kịp thời, sáng tạo của Đảng trong quá trình chuẩn bị lực lượng và giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám.
- Sinh viên thảo luận về vấn đề thời cơ trong cách mạng tháng Tám.
- Đánh giá về vai trò của Hồ Chí Minh trong Cách mạng tháng Tám.
5.3.1. Biến động mạnh mẽ của tình hình kinh tế, xã hội Việt Nam trong chiến tranh thế giới lần II
5.3.2. Quá trình điều chỉnh hướng chỉ đạo chiến lược của Đảng
5.3.3. Quá trình chuẩn bị lực lượng chính trị, vũ trang và căn cứ địa cho Cách mạng tháng Tám
5.3.4. Cao trào kháng Nhật cứu nước tiến tới Tổng khởi nghĩa tháng Tám 1945
5.3.5. Cách mạng tháng Tám thành công trong cả nước
5.3.6. Nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời
5.3.7. Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử

6. Tài liệu học tập
6.1. Tài liệu chính
1. Đinh Xuân Lâm (Chủ biên) (2008), Đại cương lịch sử Việt Nam, tập 2. Nxb Giáo dục, Hà Nội.
2. Nguyễn Khánh Toàn (Chủ biên) (2004), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1945, Nxb KHXH, HN.
6.2. Tài liệu khác
1. Nguyễn Ngọc Cơ (CB) (2005), Lịch sử Việt Nam từ 1858 đến 1918, Nxb ĐHSP, Hà Nội.
2. Lương Ninh (Chủ biên) (2005), Lịch sử Việt Nam giản yếu, Nxb CTQG, Hà Nội.
3. Nguyễn Quang Ngọc (CB) (2000), Tiến trình Lịch sử Việt Nam, Nxb Giáo Dục, Hà Nội.
4. Viện Sử học (1999), Lịch sử Việt Nam 1897 – 1918, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
7. Cách đánh giá HP/MH
7.1. Hình thức thi học phần: thi viết hoặc vấn đáp
7.2. Các điểm quá trình và hệ số:
+ Điểm chuyên cần                                            : 0,1
+ Điểm thảo luận, chuyên đề                             : 0,2
+ Điểm kiểm tra giữa kì                                     : 0,2
7.3. Cách đánh giá HP/MH: điểm của HP/MH là điểm trung bình chung của điểm thi kết thúc HP/MH và các điểm quá trình.
                                                Tp. Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2012
HIỆU TRƯỞNG
Duyệt




TRƯỞNG BỘ MÔN





NGƯỜI BIÊN SOẠN
TS. Phạm Phúc Vĩnh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét