Thứ Bảy, 8 tháng 9, 2012

Nhóm Ngũ Long và “Những yêu sách của người Việt Nam”


Cụ Phan quê ở Quảng Nam, là một nhà ái quốc lớn, bạn đồng khóa, đỗ phó bảng cùng năm với thân sinh ra Bác. Là một người sớm tiếp nhận những tư tưởng dân chủ thông qua “tân thư”, “tân sách” của các nhà dân chủ Trung Hoa và Nhật Bản, Phan Chu Trinh trở thành ngọn cờ của phong trào Duy Tân đầu thế kỷ XX, chĩa mũi nhọn công kích chế độ quân chủ và đòi hỏi chính quyền thực dân ban hành các chính sách dân chủ.
Sau phong trào kháng thuế 1908, Phan Chu Trinh bị thực dân kết án đầy ra Côn Đảo. Được Phong trào Nhân quyền ở Pháp can thiệp, chính quyền thuộc địa phải thả, Phan Chu Trinh quyết định sang Pháp để tiếp tục tìm kiếm con đường cứu nước.
Việc Nguyễn Tất Thành qua Pháp cùng trong năm 1911 với sự giúp đỡ của Công ty Nước mắm Liên Thành, một cơ sở kinh tài của Phong trào Duy Tân, ít nhiều có tác động của Cụ Phan.
Trong thời gian hoạt động ở Pháp, Phan Chu Trinh cũng trở thành hạt nhân của “Nhóm những người Viêt Nam yêu nước ở Pháp được mệnh danh là “Ngũ Long” (gồm Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Tất Thành).
Chính nhóm này đã viết văn kiện “Những yêu sách của người Việt Nam” (Revendications du Peuple annamite) gửi Hòa hội Versaille và chính khách nhiều nước tham dự để đòi hỏi các quyền tự do, dân chủ tại nước ta(*).
Văn kiện này ký tên “Nguyễn Ái Quốc” mà sau này đã trở thành cái tên nổi tiếng của Bác trên một chặng đường dài hoạt động giải phóng dân tộc.
Mặc dù quan hệ giữa Phan Chu Trinh cũng như các đồng bào trong nhóm rất mật thiết, những quan điểm về con đường cứu nước và sự lựa chọn tư tưởng chính trị của mỗi thành viên đếu khác biệt.
Bức thư của Phan Chu Trinh viết ngày 18/2/1922 gửi Nguyễn Ái Quốc vào thời điểm này đã có 2 năm hoạt động trong Đảng cộng sản Pháp, tuy vẫn thể hiện sự khác biệt nhưng mặc dàu thuộc thế hệ tiền bối và đã thành danh trong đời sống chính trị dân tộc, nhưng Cụ Phan đã nhận ra con đường mình đang đi đã không theo kịp thời đại và đặt hy vọng thành công vào sự lựa chọn của Nguyễn Ái Quốc.
Trong thư Phan Chu Trinh đã thẳng thắn nói những khác biệt về quan điểm, đường lối giữa 2 người, phê phán việc Nguyễn Ái Quốc chưa về nước hoạt động... nhưng cụ cũng rất chân thành nhận rằng: “Bây giờ tôi tợ chim lồng cá chậu. Vả lại cây già thì gió dễ lay, người già thì trí dễ lẫn, cảnh tôi như hoa sắp tàn hiềm vì quốc phá gia vong mà phải gào cho hả dạ, may ra có tỉnh giấc hồn mê...”.
Cụ Phan Chu Trinh cũng thừa nhận rằng: “Còn Anh như cây đương lộc, nghị lực có thừa, dày công học hỏi, lý thuyết tinh thông... Tôi tin rằng không bao lâu nữa cái chủ nghĩa anh tôn thờ sẽ thâm căn cố đế trong đám dân tình chí sĩ nước ta”.
8 năm sau, ngày 18/2/1930, Nguyễn Ái Quốc viết báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản và viết “Lời jêu gọi...” báo tin Đảng Cộng sản Việt Nam đã được thành lập tại Hồng Kông vào ngày 3/2/1930.
Và 24 năm sau, ngày 18/2/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ trì phiên họp Hội đồng Chính phủ bàn về công việc chuẩn bị cho Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa khóa I vừa được bầu, tổ chức kỳ họp đầu tiên.
Nguồn: Tạp chí Xưa và Nay
http://www.baomoi.com/Nhom-Ngu-Long-va-Nhung-yeu-sach-cua-nguoi-Viet-Nam/121/3876118.epi

(*) Yêu sách của người Việt Nam:  tên chính thức là Thỉnh nguyện thư của dân tộc An Nam (Revendications du peuple annamite) là bản yêu sách được gửi ngày 19 tháng 6 năm 1919, của Hội những người An Nam yêu nước, gồm tám điểm được viết bằng tiếng Pháp, được ký bằng cái tên chung là "Nguyễn Ái Quốc" và gửi tới Hội nghị Hòa bình Versailles. Nguyên văn và bản dịch như sau:
Revendications du Peuple Annamite Depuis la victoire des Alliés, tous les peuples assujettis frémissent d'espoir devant la perspective de l'être de droit et de justice qui doit s'ouvrir pour eux en vertu des engagements formels et solennels, pris devant le monde entier par des différentes puissances de l'entente dans la lutte de la Civilisation contre la Barbarie.
En attendant que le principe des Nationnalités passe du domaine de l'idéal dans celui de la réalité par la reconnaissance effective du droit sacré pour les peuples de disposer d'eux- même, le peuple de l'ancien Empire Annam, aujourd'hui Indo-Chine Française, présente aux Nobles Gouvernements de l'Entente en général et à l'honorable Gouvernement Français en particulier les humbles revendications suivantes:
1- Amnistie Générale en faveur de tous les condamnés politiques indigènes.
2- Réforme de la justice indochinoise par l'octroi aux Indigènes des mêmes garanties judiciaires qu'aux Européens, et la suppression complète et définitive des Tribunaux d'exception qui sont des instruments de terrorisation et d'oppression contre la partie la plus honnête du peuple Annamite.
3- Liberté de presse et d'opinion.
4- Liberté d'association et de réunion.
5- Liberté d'émigration et de voyage à l'étranger.
6- Liberté d'enseignement et création dans toutes les provinces des écoles d'enseignements techniques et professionnels à l'usage des indigènes.
7- Remplacement du Régime des lois. (1)
8- Délégation permanente d'indigènes élus auprès du Parlement Français pour le tenir au courant des désidérata indigènes.
Le peuple Annamite, en présentant des revendications ci-dessus formulées, compte sur la justice mondiale des toutes les Puissances et se recommande en particulier à la bienveillance du Noble Peuple Français qui tient son sort entre ses mains et qui, La France étant une République, est censée d'avoir pris sous sa protection. En se réclamant de la protection du Peuple Français, Le Peuple Annamite, bien loin de s'humilier, s'honore au contraire; car il sait que le Peuple Français représente la liberté et la justice, et ne renoncera jamais à son sublime idéal de Fraternité universelle. En conséquence, en écoutant la voix des opprimés, le Peuple Français fera son devoir envers la France et envers l'Humanité.
Pour le Groupe des Patriotes Annamites: Nguyễn Ái Quấc

Thỉnh nguyện của dân tộc An Nam
Từ khi Đồng Minh thắng trận, các cường quốc long trọng cam kết rõ ràng trước thế giới quyết tâm tranh đấu, lấy Văn Minh chống lại Hung Tàn; tất cả những dân tộc bị áp bức đều nôn nao hy vọng, trước viễn ảnh, sẽ được sống trong công bằng và luật pháp. 
Trong khi chờ đợi nguyên tắc dân tộc tự quyết, từ lý tưởng sang thực hành, bằng sự nhìn nhận thực sự quyền thiêng của mỗi dân tộc, tự định đoạt lấy số phận mình; Chúng tôi, Thần dân của Đế quốc An Nam ngày trước, nay là Đông Dương Pháp, trình bày với Cao Quyền Đồng Minh nói chung và Kính Quyền Pháp nói riêng, những thỉnh nguyện khiêm tốn sau đây:
1- Đại ân xá tất cả chính trị phạm bản xứ.
2- Cải tổ luật pháp Đông dương, bằng cách bảo đảm cho người dân bản xứ, những điều kiện về luật pháp như người Âu châu. Bỏ hẳn các toà án đặc biệt là công cụ khủng bố và đàn áp thành phần lương thiện nhất của dân tộc An Nam.
3- Tự do báo chí và tư tưởng.
4- Tự do lập hội và hội họp.
5-Tự do di dân và du lịch ra nước ngoài.
6- Tự do giáo dục và xây dựng những trường kỹ thuật và thực nghiệp tại các tỉnh cho người bản xứ.
7- Thay thế Chế độ sắc lệnh bằng đạo luật
8- Có phái đoàn đại diện thường trực dân biểu bản xứ tại Nghị viện Pháp để thông báo những nguyện vọng của người dân bản xứ.
Dân tộc An Nam, qua những thỉnh nguyện trên đây, tin tưởng ở công pháp quốc tế của các cường quốc và đặc biệt trông cậy vào lòng thành của dân tộc Pháp cao quý, đang cầm vận mệnh của chúng tôi trong tay; nước Pháp là một nước Cộng hoà, cầm bằng như đã bảo hộ chúng tôi. Khi thỉnh cầu sự bảo trợ của Dân tộc Pháp, Dân tộc An Nam, không hề tự hạ mình, mà ngược lại còn lấy làm vinh hạnh, vì họ biết Dân tộc Pháp biểu hiện tự do và công bằng, không bao giờ từ khước lý tưởng cao cả: Tứ hải giai huynh đệ. Vì vậy, khi đáp ứng tiếng kêu của người bị áp bức, Dân tộc Pháp không những làm tròn bổn phận đối với nước Pháp mà còn đối với cả Nhân loại.
Thay mặt nhóm An Nam Yêu Nước - Nguyễn Ái Quấc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét